Hồ sơ pháp lý dự án bất động sản bao gồm những gì ?

Hiện nay các dự án bất động sản được triển khai rất nhiều, nhưng không phải khách hàng nào cũng nắm về hồ sơ pháp lý một dự án bất động sản. Việc này dẩn đến rủi ro rất lớn dành cho khách hàng mới đây nhất là vụ việc dự án Asa Light Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh khách hàng đã mua hết, đã đóng tiền gần 2000 căn hộ, đang xây thì bị đình chỉ thi công. Dự án Avila 2 của cùng chủ đầu tư cũng bị tương tự. Rủi ro do khách hàng chịu là chính. Vậy khi đi mua nhà khách hàng cần phải nắm được pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

 

Rủi ro khi mua căn hộ khi mới khởi công?

Hồ sơ pháp lý dự án bất động sản bao gồm những gì ?
Hồ sơ pháp lý dự án bất động sản bao gồm những gì ?

Hồ sơ pháp của một dự án căn hộ chung cư nói riêng hay bất động sản nói chung thông thường bao gồm :

 

–   Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư : Giấy phép này cần chú ý đến lĩnh vực kinh doanh cần có chức năng xây dựng và đầu tư các dự án bất động sản thì mới hợp pháp.

 

–   Sổ Hồng quỹ đất : Sổ này phải đứng tên chủ đầu tư, nếu không đứng tên thì đơn vị bán sẽ chỉ đứng tên là đơn vị phát triển chứ không phải chủ đầ tư dự án.

 

–   Qui hoạch chi tiết 1/500 : giấy này chỉ rõ các thiết kế dành cho dự án, bao gồm tổng diện tích, mật độ xây dựng, bố trí tiện ích, mặt bằng tầng, sàn từng căn hộ …

 

–   Giấy phép xây dựng :  Giấy phép do sở xây dựng cấp, khoản 3 trang A4 thể hiện tóm tắt các phần chi tiết xây dựng như mổi sàn bao nhiêu m2, được cấp phép dự trên các căn cứ pháp luật như thế nào.

 

–   Biên bản nghiệm thu phần móng :  có được khi đã hoàn thành phần móng, thuật luật bất động sản mới nhất có hiệu lực 15/07/2015 thì yêu cầu phải có biên bản nghiệm thu phần móng mới được ký hợp đồng mua bán.

 

–   Bão lãnh ngân hàng : Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với dự án hình thành trong tương lai. Nếu chủ đầu tư có rủi ro hoặc không xây dựng được thì phần rủi ro này ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trả tiền lại cho cư cân thay cho chủ đầu tư.

 

–    Ngoài ra, còn một loạt các giấy phép khác như phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, quy hoạch chi tiết 1/2000, hồ sơ chuyển nhượng dự án…..

 

Khách hàng đi mua dự án hình thành trong tương lai cần chú ý các điều kiện hồ sơ pháp lý dự án trên để hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý cho chính mình.

Cập nhật thông tin mới

Bất cứ ai cũng có thể thêm nội dung được kiểm duyệt bởi quản trị viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *