Trung bình giá là thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà đầu tư chứng khoán, phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả trong việc giảm bớt thiệt hại lỗ khi thị trường giảm, cũng như hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư áp dụng trên giá một loại cổ phiếu, chính phương pháp trung bình giá tạo ra hai nguyên tắc trung bình giá “Mua từng phần” và “Bán một phần” cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro

Lý thuyết Chiến lược trung bình chi phí vốn (Dollar-Cost Averaging)
Mục lục
Chiến lược Dollar-Cost Averaging (DCA) là chiến lược bình quân chi phí vốn trong chứng khoán thường áp dụng để trung bình giá. Đây là một chiến lược lâu đời nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.
Khi sử dụng chiến lược này, nhà đầu tư sẽ chia nhỏ số vốn đầu tư ra thành các lần giải ngân định kỳ với giá trị bằng nhau, nhằm trung lập hóa biến động trên thị trường trong khung thời gian giải ngân. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể tránh được rủi ro giải ngân quá nhiều ở vùng đỉnh hoặc quá ít ở vùng đáy. Chiến lược này thường được sử dụng chung với chiến lược Buy and Hold và quỹ chỉ số với mục đích tích sản, tuy nhiên cũng có thể được sử dụng cho các cổ phiếu đơn lẻ.

Một số ưu điểm của chiến lược DCA chứng khoán bao gồm:
- – Đơn giản và ít rủi ro: Nhà đầu tư giải ngân tại các thời điểm định kỳ thay vì chọn thời điểm giải ngân cụ thể, vì vậy có thể giảm thiểu phần nào được rủi ro từ việc chọn nhầm điểm mua.
- – Tách biệt cảm xúc khỏi việc đầu tư: Trong những thời điểm thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư có thể bị cảm xúc chi phối và đưa ra quyết định giao dịch không chính xác.
- – Tập trung vào tiềm năng dài hạn: Chiến lược DCA phát huy hiệu quả dựa trên tiềm năng của doanh nghiệp hoặc một tập hợp nhiều doanh nghiệp trong dài hạn, giúp nhà đầu tư có góc nhìn dài hơn về nền tảng cơ bản của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chiến lược DCA cổ phiếu này cũng có một số nhược điểm như sau:
- – Hiệu quả ở mức trung bình: Việc giải ngân định kỳ thay vì chọn thời điểm giải ngân vừa là ưu điểm, cũng vừa là nhược điểm của DCA, do nhà đầu tư sẽ không chủ động về vùng giá giải ngân, các khoản đầu tư có thể sẽ không có được giá vốn thấp, do đó hiệu quả cũng sẽ khó vượt trội thị trường.
- – Phụ thuộc vào tiềm năng của doanh nghiệp hoặc chỉ số được chọn: Chiến lược DCA sẽ chỉ hiệu quả nếu trong dài hạn giá cổ phiếu hoặc chỉ số đi lên, vì vậy nếu chọn nhầm mục tiêu giải ngân, nhà đầu tư vẫn có thể chịu lỗ.
Vậy hiệu quả của chiến lược DCA tại thị trường Việt Nam như thế nào? Khi VN-Index đang ở quanh vùng đỉnh lịch sử như hiện nay, liệu nhà đầu tư có nên sử dụng chiến lược này hay không? Chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, dựa trên dữ liệu lịch sử hơn 20 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các chiến lược trung bình giá áp dụng cho nhà đầu tư chứng khoán cá nhân

Chiến lược mua cổ phiếu từng phần
Có nghĩa khi nhà đâu tư xác định được một cổ phiếu tiền năng chẳng hạn HAG và tỉ trong HAG trong danh mục là 10% tương ứng với số vốn(NAV) dành cho cổ phiểu này là 400 triệu đầu tư dài hạn trong vòng 3 năm thì canh theo nhịp tăng giảm của giá HAG nhà đầu tư có thể mua 100 triệu với giá 8k, sau đó 1 tháng sau nếu cổ phiếu giảm như dự đoán mua thêm 300 triệu với giá 7k, nếu cổ phiếu tăng lại 9k thì nhà đầu tư có thể khoan mua, chờ nhịp giảm thị trường gom thêm.
Như vậy nếu bỏ 400 mua ở mức giá 8, thì nhà đầu tư mua 100 (7k) + 300 (8k) thì khi giá tăng lên 9k, lợi nhuận của nhà đầu tư được tối ưu hơn.
Điều ngược lại là với việc bỏ 100 triệu ra mua thăm dò mức giá 8k thay vì mua 400tr mức giá 8k, thì thị trường có giảm về mức 7k, nhà đầu tư sẽ thiệt hại ít hơn so với bỏ luôn 400k mua giá 8k.
Chiến lược bán cổ phiếu một phần
Tương tự như chiến lược mua, khi lợi nhuận đạt 30% thì nhà đầu tư có thể bán bớt 70% giữ lại 30% sổ cổ phiếu danh mục, như vậy, mình rút 100% sổ tiền vốn về, đẩy rủi ro danh mục về 0%.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp, tuỳ thời điểm có thể canh nhịp tăng giảm thị trường, ngành, cổ phiếu mà áp dụng chiến lược này phù hợp để giảm thiểu rủi ro đâu tư chứng khoán.