Hầu hết tất cả các tuyến đường từ khu Nam vào trung tâm thành phố đều trở thành điểm nóng của kẹt xe. Đây là một bài toán lớn cần sự giải quyết của thành phố. Cầu Chánh Hưng, cầu Kênh Tẻ, Cầu Nguyễn Văn Cừ…. hầu như xe chỉ đứng được 1 chổ và nhích từng nấc nhỏ mà thôi. Khu Nam thành phố được qui hoạch doạc theo trục Nguyễn Văn Linh 17,5 km. Phía bên kia cầu ông lớn dường như phát triển hoàn thiện với Phú Mỹ Hưng và các phân khu Him Lam. bên này cầu khu 6B, 13 C, D, E, 14… đều đang phát triển nhưng đường đi vào trung tâm chỉ có thông qua mổi cầu Chánh Hưng là gần nhất nên lưu lượng xe đông dẩn đến kẹt xe rất lớn tại các cầu này, Cầu Bình Tiên thì chưa khởi công xây dựng.
Sắp tới năm 2019 cầu Bình Tiên Ngay khu 13 E được hình thành sẽ giải quyết một lượng lớn dân đi vào trung tâm thông qua cây cầu này. Cầu Nhị Thiên Đường cũng sẽ khánh thành cùng thời điểm sẽ giải quyết phần dân phía trên của quận 8 và xã Bình Hưng. Lúc Này lưu lượng xe về trung tâm không nhất thiết phải đi qua Phạm Hùng cầu Chánh Hưng nữa thì nan kẹt xe ở đây cơ bản sẽ được giải quyết.
Có thể thấy rỏ tình trạng quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hiện tượng kẹt xe tại thành phố Hồ Chí Minh, Buối sáng đi làm hầu hết các nhân viên văn phòng đều dồn về trung tâm là quận 1 và quận 3, nơi đây trở thành trung tâm của các Office, mà chi phí ăn ở, sinh hoạt lại rất đắt đỏ khiến nơi đây trở thành nơi để làm việc chứ không phải để ở.
Người dân ở các quận huyện lân cận dồn về đây đi làm hằng ngày kẹt xe là chuyện đương nhiên, gây mất an sinh xã hội của thành phố. Nếu thành phố đổi lại quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thay vì tập trung tại quận1 hay 3 như hiện tại mà chuyển ra nhiều trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ ở nhiều nơi như Quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 12. lúc này thành phố sẽ phát triển đồng bộ, Chưa kể nơi đâu cũng là trung tâm thì giải quyết được rất nhiều vấn đề xã hội như kẹt xe, chi phí sinh hoạt, đi lại.
Còn một cái ngược cố hữu nữa mà ai cũng có thể thấy là các căn hộ cao tầng lại cứ cho xây sát mé sông để lấy view sông cho đẹp theo quan điểm phong thủy của người phương đông ” Mặt hướng thủy, lưng tựa núi” Nhưng bất hợp lý ở đây chính là thành phố ngày càng nóng dần lên, nội thành cảm giác rất bí vì luợng gió mát và hơi nước đúng ra từ sông thổi vào mát chung cả thành phố thì này bị các tòa cao tầng chắn hết lại. Đây là vấn đề mà cần phải xem xét lại qui hoạch.

Theo thiết kế, cầu Bình Tiên (bao gồm cả đường dẫn) có chiều dài khoảng 3.200m, rộng 30m – 40m, với 4 làn xe trên tuyến chính và các đường hai bên. Điểm đầu kết nối với đường Phạm Văn Chí (quận 6), băng qua đại lộ Đông – Tây, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi (quận 8) và điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại vị trí cách Quốc lộ 50 hiện hữu khoảng 600 mét về phía cầu Bà Lớn trên địa bàn huyện Bình Chánh
Với tình hình qui hoạch thành phố có vấn đề, hạ tầng Nam Sài Gòn đang bị kẹt cứng, dẫn đến 1 loạt phân khu như Happy City, Conic, Hồng Quang, … đều có giá trị Bất động sản thấp nhất thành phố, kể cả quận 8. Theo nhận định của Banmua.vn Nếu cầu Bình Tiên được khởi công, xây dựng, thì với nền Giá bất động sản thấp của khu vực này, người mua nhà sẽ sinh lợi rất lớn.